Phương pháp bảo dưỡng sửa chữa hệ thống chiếu sáng

Hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô không chỉ đảm bảo an toàn khi lưu thông mà còn góp phần tạo nên thẩm mỹ và giá trị cho ngoại thất xe. Ngoài chiếu sáng, hệ thống này còn có nhiệm vụ thông báo và cung cấp tín hiệu, do đó, chủ phương tiện cần hết sức lưu ý tới những dấu hiệu trục trặc của các loại đèn xe. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu các phương pháp bảo dưỡng sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên ô tô nhé.

Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống chiếu sáng

phương pháp bảo dưỡng sửa chữa hệ thống chiếu sáng
phương pháp bảo dưỡng sửa chữa hệ thống chiếu sáng
  • Đèn không sáng: Một số loại bóng đèn do sản xuất bằng thủy tinh có độ tỏa nhiệt kém nên khi bóng đèn hoạt động liên tục trong một khoảng tời gian nhất định (ban đêm) nhiệt lượng tỏa ra sẽ không được hấp thụ hết mà tịch tụ tại bề mặt của bóng đèn, gây nên hiện tượng bề mặt bóng đèn bị sùi ra dẫn đến cháy dây tóc bóng đèn;
  • Một đèn pha không sáng: Dây tóc của đèn pha bên trái (phải) bị cháy. Hoặc bị đứt dây ở một bên nối với đèn pha;
  • Ánh đèn nhấp nháy: Do đui và cổ công tắc bị lỏng. Do chập mạch cả ở trong mạch pha, cốt và nhất là ở chỗ nối dây;
  • Ánh đèn pha bị mờ: Do kính khuếch tán chói phản chiêu hoặc là bong đèn bị bám bẩn;
  • Khi bật đèn pha thì cả đèn cốt cũng sáng: Bình thường thì khi đèn pha sáng, đèn cốt không sáng. Nhưng do công tắc bị chập dây hoặc do công tắc chuyển đổi pha cốt bị hỏng.

Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng

Bóng đèn bị hỏng

Hầu hết các mẫu xe hiện đại sử dụng bóng đèn halogen có dây tóc vonfram mỏng. Dây này dần dần sẽ cháy hết và cần thay thế. Trung bình bóng đèn có tuổi thọ khoảng từ 500 – 2.000 giờ lái xe ban đêm.

Điều này có nghĩa là người dùng có thể phải thay bóng đèn cứ sau 5 năm sử dụng ô tô. Nếu thường xuyên lái xe vào ban đêm hoặc đi trên những con đường đặc biệt gập ghềnh, bóng đèn có thể bị hao mòn nhanh hơn.

Bóng đèn bị hỏng
Bóng đèn bị hỏng

Cháy cầu chì

Giống như nhà cửa, ô tô cũng sử dụng cầu chì để bảo vệ các mạch điện. Cầu chì chỉ đơn giản là một mắt xích trong mạch điện được thiết kế để “cháy” nếu phương tiện đang nạp quá nhiều điện tích.

Cầu chì bị cháy
Cầu chì bị cháy

Trong trường hợp này, cầu chì là thiết bị tương đối rẻ tiền nhưng có thể bảo vệ các thiết bị đắt tiền hơn trong mạch, chẳng hạn như đèn pha. Nếu cầu chì bị “cháy” thì người dùng nên thay thế.

Công tắc rơ le bị lỗi

Công tắc rơle là thành phần cho phép chủ xe chuyển từ đèn cốt sang đèn pha. Nếu rơle này không hoạt động, đèn pha sẽ vẫn bị kẹt ở một vị trí.

Công tắc rơ le bị lỗi
Công tắc rơ le bị lỗi

Dây điện bị lỗi

Có nhiều dây điện được sử dụng trên hệ thống chiếu sáng trên ô tô trong một mẫu xe hơi hiện đại. Đôi khi dây có thể bị đứt, bị ăn mòn, kết nối kém hoặc bị hư hỏng. Do đó, dây dẫn sẽ không thể truyền năng lượng điện hiệu quả đến đèn. Nếu đèn chiếu sáng ô tô của người dùng nhấp nháy thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu rằng kết nối bị lỗi.

Lỗi hệ thống chiếu sáng ô tô có thể do dây điện bị ngắn mạch hoặc bị lỗi
Lỗi hệ thống chiếu sáng ô tô có thể do dây điện bị ngắn mạch hoặc bị lỗi

Rơ le đèn pha ô tô bị lỗi

Công tắc đèn pha thường không điều khiển trực tiếp bóng đèn pha, nhưng thông qua một hoặc nhiều rơle.

Công tắc đèn pha cung cấp năng lượng cho rơle đèn pha ô tô, sau đó rơle sẽ cấp năng lượng cho bóng đèn pha. Điều này bảo vệ công tắc đèn pha khỏi dòng điện cao được sử dụng bởi đèn pha.

Máy phát điện không hoạt động

Trong trường hợp sử dụng đèn pha HID, hoặc đèn pha Xenon, để đưa xenon và muối về trạng thái plasma, máy phát HID tăng điện áp lên đến 30.000V, sau đó ổn định khoảng 90V khi bóng đèn hoạt động. Nếu máy phát bị hỏng, bóng đèn sẽ không sáng.

Máy phát điện gặp lỗi cũng làm hệ thống đèn không hoạt động
Máy phát điện gặp lỗi cũng làm hệ thống đèn không hoạt động

Công tắc đèn bị hỏng

Công tắc đèn nằm bên trong xe và được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, nếu bạn lái xe nhiều, đặc biệt là vào ban đêm khi bạn phải liên tục thay đổi giữa pha và cos, bạn có thể làm mòn công tắc đèn.

Công tắc điều khiển đèn bị hỏng
Công tắc điều khiển đèn bị hỏng

Sử dụng bóng đèn không đúng loại

Trên một số xe, đặc biệt là những xe có đèn pha HID hoặc bảo vệ mạch trạng thái rắn (điốt Zener hoặc bộ ngắt mạch đèn pha) lắp đặt bóng đèn sai có thể dẫn đến hoạt động của đèn không liên tục hoặc không có sáng. Bóng đèn sai có thể không sáng ở điện áp của xe hoặc sử dụng quá nhiều điện do thiết kế của mạch bảo vệ.

Sử dụng loại đèn không đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất xe
Sử dụng loại đèn không đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất xe

Tay bẩn khi lắp bóng đèn

Điều này có thể xảy ra nếu tay dính dầu mỡ khiến một phần của bóng đèn nóng không đều, và bóng đèn bị vỡ. Khi sửa những lỗi liên quan đén đèn pha, hãy chắc chắn rằng tay bạn sạch khi thực hiện công việc.

Không vệ sinh tay hoặc không sử dụng bao tay sạch trước khi lắp đèn
Không vệ sinh tay hoặc không sử dụng bao tay sạch trước khi lắp đèn

Phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa

Nhìn chung hệ thống chiếu sáng ô tô được bảo dưỡng và sửa chữa theo phương pháp kiểm tra, vệ sinh thường xuyên để sớm phát hiện hư hỏng ở các chi tiết trong hệ thống và thay thế kịp thời nhằm tránh những hư hỏng lớn hơn cho hệ thống.

Trên đây mình đã giới thiệu đến các bạn các hư hỏng thường gặp và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sáng, mình hy vọng bài viết hữu ít với các bạn. Nếu thấy hay hãy chia sẽ bài viết để ủng hộ một phần công sức của admin nhé. Xin cảm ơn các bạn!